Cuộc vây hãm Dubrovnik
Cuộc vây hãm Dubrovnik

Cuộc vây hãm Dubrovnik

Croatian chiến thắngCuộc vây hãm Dubrovnik (tiếng Serbia-Croatia: Opsada Dubrovnika, Опсада Дубровника) là một cuộc giao tranh quân sự giữa Quân đội Nhân dân Nam Tư (tiếng Serbia-Croatia: Jugoslovenska Narodna Armija, JNA) với lực lượng người Croat bảo vệ thành phố Dubrovnik và khu vực lân cận trong Chiến tranh giành độc lập Croatia. JNA bắt đầu cuộc tiến công vào ngày 1 tháng 10 năm 1991, và đến cuối tháng 10, đã chiếm được hầu như toàn bộ khu vực giữa 2 bán đảo Pelješac và Prevlaka trên bờ Biển Adriatic, ngoại trừ thành phố Dubrovnik. Cuộc vây hãm đi kèm với sự phong tỏa, cấm vận bởi Hải quân Nam Tư, và lên đến đỉnh điểm vào ngày 6 tháng 12 năm 1991. Sự kiện đã kích động sự lên án của quốc tế, và trở thành một thảm họa quan hệ công chúng đối với Serbia và Montenegro, góp phần dẫn đến việc hai quốc gia này bị cô lập về ngoại giao và kinh tế, cũng như sự công nhận của quốc tế đối với Croatia. Vào tháng 5 năm 1992, JNA rút lui về Bosnia và Herzegovina, và bàn giao trang thiết bị, khí tài cho Quân đội Cộng hòa Srpska (VRS). Trong thời gian này, Quân đội Croatia (HV) đã tấn công từ phía tây và đẩy lùi lực lượng JNA/VRS khỏi các khu vực phía đông Dubrovnik, bao gồm cả ở Croatia và Bosnia và Herzegovina, và vào cuối tháng 5 đã liên kết với lực lượng bảo vệ trong thành phố. Giao tranh giữa quân HV và quân Nam Tư ở phía đông Dubrovnik dần dần kết thúc.Cuộc vây hãm đã dẫn đến cái chết của 194 quân nhân Croatia và 165 quân nhân Quân đội nhân dân Nam Tư, cũng như 82–88 thường dân. Toàn bộ khu vực này đã được HV chiếm lại trong Chiến dịch Hổ và Trận Konavle vào cuối năm 1992. Sự kiện này cũng đã khiến 15.000 người phải di dời, chủ yếu từ Konavle. Trong khi đó, khoảng 16.000 người tị nạn đã được sơ tán khỏi Dubrovnik bằng đường biển, và thành phố được tiếp tế bằng các tàu dân sự. Hơn 11.000 tòa nhà bị hư hại và nhiều ngôi nhà, cơ sở kinh doanh và công trình công cộng bị cướp phá hoặc đốt cháy.Đây là một phần kế hoạch do Quân đội nhân dân Nam Tư vạch ra nhằm chiếm được khu vực Dubrovnik để rồi tiếp tục tiến về phía tây bắc để liên kết với lực lượng ở phía bắc Dalmatia. Năm 2000, tổng thống Montenegro Milo Đukanović đã xin lỗi về sự kiện này, gây ra phản ứng giận dữ từ các đối thủ chính trị trong nước và từ Serbia. Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ (ICTY) đã kết tội hai sĩ quan Nam Tư vì có liên quan đến sự kiện này và giao một người thứ ba cho Serbia truy tố. Bản cáo trạng của ICTY nêu rõ rằng mục đích cuộc vây hãm là để tách Dubrovnik khỏi Croatia và tích hợp vào một quốc gia do người Serb kiểm soát thông qua tuyên bố độc lập không thành công của Cộng hòa Dubrovnik vào ngày 24 tháng 11 năm 1991. Ngoài ra, Montenegro còn kết tội 4 cựu binh sĩ Quân đội nhân dân Nam Tư về tội ngược đãi tù nhân tại trại Morinj. Croatia cũng buộc tội một số cựu sĩ quan Nam Tư và một cựu lãnh đạo người Serb ở Bosnia về tội ác chiến tranh, nhưng chưa có phiên tòa nào được mở.

Cuộc vây hãm Dubrovnik

Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian1 tháng 10 năm 1991 – 31 tháng 5 năm 1992 (7 tháng, 4 tuần và 2 ngày)
Địa điểm
Dubrovnik và khu vực lân cận, Croatia
Kết quả

Croatian chiến thắng

  • Cuộc vây hãm kết thúc
  • Quân đội Nam Tư rút lui
Kết quả

Croatian chiến thắng

  • Cuộc vây hãm kết thúc
  • Quân đội Nam Tư rút lui
Thời gian 1 tháng 10 năm 1991 – 31 tháng 5 năm 1992 (7 tháng, 4 tuần và 2 ngày)
Địa điểm
Dubrovnik và khu vực lân cận, Croatia

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cuộc vây hãm Dubrovnik http://www.unhchr.ch/Huridocda/Huridoca.nsf/2848af... http://www.balkaninsight.com/en/article/potvr%C4%9... http://www.dw.de/podignuta-optu%C5%BEnica-protiv-m... http://dnevnik.hr/vijesti/hrvatska/rusitelj-dubrov... http://dubrovacki.hr/clanak/15761/nojko-marinovic-... http://dubrovacki.hr/clanak/43329/sutra-dan-obilje... http://www.dubrovacki.hr/clanak/12489/ http://www.dulist.hr/clanak.php?id=16148 http://www.dulist.hr/kolumna.php?id=15687 http://www.dulist.hr/kolumna.php?id=16747